Truy cập

Hôm nay:
67
Hôm qua:
216
Tuần này:
652
Tháng này:
3277
Tất cả:
211818

Ý kiến thăm dò

Lịch Sử hình thành

Ngày 06/12/2022 16:30:52

Quản lý hành chính được chia là 7 thôn gồm : thôn Yên Thái, thôn Kim Sơn, thôn Văn Đôi, Thôn Phu Huệ, Thôn Cao Hậu, Thôn Ngọc Tháp.

Đảng bộ có 285 đảng viên, sinh hoạt tại 7 chi bộ nông thôn và 5 chi khối lực lượng vũ trang, trường, trạm Y tế.

Địa phương có hai di tích lịch sử, văn và cách mạng cấp tỉnh : Nhà thờ họ Lê ba đời tiến sỹ và di tích lịch sữ văn hoá và cách mạng chùa Vĩnh Thái.

Hoàng Giang nay Cổ Đôi xưa là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và hiếu học , dân gian có câu:

Võng lọng Cổ định, Cổ đôi

Lắm thịt nhiều xôi Đông Cao, Đống Cải.

Dòng họ Lê là dòng họ có nhiều người đổ đạt nhất , đương thời danh sỹ Bắc hà vẫn truyền tụng:

Kinh Bắc Nguyễn Gia

Thanh Hoa Lê Xác.

Nguyễn Gia là dòng họ Nguyễn Gia Thiều; Lê Xác là dòng họ Lê Sỹ ở Phu Huệ, Hoàng Giang.

Tại Văn bia Quốc Tử Giám xã Cổ Đôi ( Nay là xã Hoàng Giang) còn lưu danh 11 vị đỗ tiến sỹ các khoa thi từ năm Giáp Thìn 1544 đến năm Ất Sửu 1685, trong đó có dòng họ Lê Sỹ ( Làng Phu Huệ) có ba cha con, ông cháu: Lê Nghĩa Trạch, Lê Nhân Triệt, Lê Sỹ Cẩn cùng đỗ tiến sỹ được vua Lê ngự ban câu đối:

“Tiến sĩ ba đời lừng đất Việt

Công hầu một họ ánh trời Nam”.

Trong công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc là địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Nơi đây còn vang vọng tiếng hòa reo, gươm, giáo xung trận của nghĩa quân Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh thế kỷ XV; còn dấu ấn sâu đậm của phong trào Cần Vương do ông Bang Văn lãnh đạo trong phong trào yêu nước chống thực dân pháp cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng 1939-1941 chùa Vĩnh Thái là nơi nuôi giấu, là địa điểm hoạt động bí mật của đồng chí Mười Cúc ( Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) và các chiến sỹ cách mạng xứ ủy Trung kỳ như Đào Duy Anh, Đào Duy Dếnh, Đào Duy Kỳ, Võ Danh Thùy và nhiều chiến sỹ cách mạng khác thường xuyên qua lại hoạt động.Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xã Hoàng Giang vừa là hậu phương lớn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến vừa là nơi trực tiếp chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, những địa danh Cầu Vạy, cầu Vương, nhà máy xay…vv gắn liền với những chiến công trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế Quốc Mỹ ở Miền Bắc giai đoạn 1965-1972.

Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và cuuocj chiến tranh bảo vệ tổ quốc xã Hoàng Giang có hàng ngàn lượt người tham gia kháng chiến, được nhà nước phong tặng và truy tặng 15 mẹ VNAH, 11 đ/c cán bộ lão thành, cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 400 Huân, huy chương kháng chiến, có 119 liệt sỹ, 47 thương binh, được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

Quản lý hành chính được chia là 7 thôn gồm : thôn Yên Thái, thôn Kim Sơn, thôn Văn Đôi, Thôn Phu Huệ, Thôn Cao Hậu, Thôn Ngọc Tháp.

Đảng bộ có 285 đảng viên, sinh hoạt tại 7 chi bộ nông thôn và 5 chi khối lực lượng vũ trang, trường, trạm Y tế.

Địa phương có hai di tích lịch sử, văn và cách mạng cấp tỉnh : Nhà thờ họ Lê ba đời tiến sỹ và di tích lịch sữ văn hoá và cách mạng chùa Vĩnh Thái.

Hoàng Giang nay Cổ Đôi xưa là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và hiếu học , dân gian có câu:

Võng lọng Cổ định, Cổ đôi

Lắm thịt nhiều xôi Đông Cao, Đống Cải.

Dòng họ Lê là dòng họ có nhiều người đổ đạt nhất , đương thời danh sỹ Bắc hà vẫn truyền tụng:

Kinh Bắc Nguyễn Gia

Thanh Hoa Lê Xác.

Nguyễn Gia là dòng họ Nguyễn Gia Thiều; Lê Xác là dòng họ Lê Sỹ ở Phu Huệ, Hoàng Giang.

Tại Văn bia Quốc Tử Giám xã Cổ Đôi ( Nay là xã Hoàng Giang) còn lưu danh 11 vị đỗ tiến sỹ các khoa thi từ năm Giáp Thìn 1544 đến năm Ất Sửu 1685, trong đó có dòng họ Lê Sỹ ( Làng Phu Huệ) có ba cha con, ông cháu: Lê Nghĩa Trạch, Lê Nhân Triệt, Lê Sỹ Cẩn cùng đỗ tiến sỹ được vua Lê ngự ban câu đối:

“Tiến sĩ ba đời lừng đất Việt

Công hầu một họ ánh trời Nam”.

Trong công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc là địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Nơi đây còn vang vọng tiếng hòa reo, gươm, giáo xung trận của nghĩa quân Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh thế kỷ XV; còn dấu ấn sâu đậm của phong trào Cần Vương do ông Bang Văn lãnh đạo trong phong trào yêu nước chống thực dân pháp cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng 1939-1941 chùa Vĩnh Thái là nơi nuôi giấu, là địa điểm hoạt động bí mật của đồng chí Mười Cúc ( Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) và các chiến sỹ cách mạng xứ ủy Trung kỳ như Đào Duy Anh, Đào Duy Dếnh, Đào Duy Kỳ, Võ Danh Thùy và nhiều chiến sỹ cách mạng khác thường xuyên qua lại hoạt động.Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xã Hoàng Giang vừa là hậu phương lớn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến vừa là nơi trực tiếp chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, những địa danh Cầu Vạy, cầu Vương, nhà máy xay…vv gắn liền với những chiến công trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế Quốc Mỹ ở Miền Bắc giai đoạn 1965-1972.

Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và cuuocj chiến tranh bảo vệ tổ quốc xã Hoàng Giang có hàng ngàn lượt người tham gia kháng chiến, được nhà nước phong tặng và truy tặng 15 mẹ VNAH, 11 đ/c cán bộ lão thành, cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 400 Huân, huy chương kháng chiến, có 119 liệt sỹ, 47 thương binh, được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.