Truy cập

Hôm nay:
131
Hôm qua:
153
Tuần này:
571
Tháng này:
10167
Tất cả:
208251

Ý kiến thăm dò

LỄ HỘI QUAN ÂM TRUYỀN THỐNG CHÙA VĨNH THÁI XÃ HOÀNG GIANG

Ngày 03/01/2024 00:00:00

Ngày 10-3 (tức ngày 19 tháng 2 âm lịch), Chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang tổ chức Lễ hội Quan Âm truyền thống.

Tới dự có Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa; Đại đức Thích Nguyên Phong, Chánh Thư ký, Chánh Văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Thanh Hóa. Về phía huyện Nông Cống có các đồng chí: Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; Nguyễn Thị Hoàng Nga, Ủy viên BTV huyện ủy; Phó Chủ tịch HĐND huyện; đại diện UB MTTQ, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện; cán bộ và nhân dân xã Hoàng Giang cùng đông đảo các tăng ni, phật tử, du khách thập phương.

IMG-2528.jpg


Chùa Vĩnh Thái được xây dựng vào cuối thể kỷ XVI. Chùa tọa lạc bên dãy núi Hoàng Nghiêu hùng vĩ. Chùa có khuôn viên rộng, được xây dựng theo hình chữ Công có 9 gian, 3 dãy kế tiếp. Chùa Vĩnh Thái ngày ấy nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, cảnh quan Chùa hài hòa, đẹp mắt rợp bóng cây xanh. Trước chùa có hồ sen giếng nước, có 2 cây đa bao trùm, từ sân lên chùa có nhiều bậc thềm đá.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, Chùa Vĩnh Thái là nơi che dấu các chiến sỹ hoạt động cách mạng như: đồng chí Đào Duy Kỳ, Quyền xứ ủy Trung kỳ. Đặc biệt năm 1939 - 1941 đồng chí Nguyễn Văn Linh (tức Mười Cúc), đồng chí Nguyễn Kim Thành (tức nhà thơ Tố Hữu) đã từng hoạt động ở mái chùa này.

Trong những năm chiến tranh ác liệt, chùa toạ lạc gần cầu Vạy và ga Yên Thái - là những huyết mạch giao thông do vậy mà bom đạn Mỹ nhiều năm liền đã cày xới trên mảnh đất này. Chùa Vĩnh Thái gần như bị san phẳng và có một thời gian bị lãng quên.

Đến năm 1999 chùa được Giám đốc Sở Văn hóa ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cách mạng. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các nhà hảo tâm chùa đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và tăng ni, phật tử như: Đại hùng bảo điện, cổng tam quan, Từ đường phủ mẫu, đúc Đại hồng chung... Vào cuối năm 2018 đầu năm 2019 Chùa Vĩnh Thái được UBND huyện đầu tư kinh phí, cho phép mở rộng và trùng tu, tôn tạo một số hạng mục như: bãi đỗ xe, sân chơi thể thao, đường dạo và một số hạng mục cảnh quan khác trong chùa với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Các công trình được đầu tư xây dựngđáp ứng sự mong mỏi của đông đảo nhân dân địa phương và nhân dân vùng lân cận; Đồng thời tạo thuận lợi cho du khách gần xa mỗi khi đến vãn cảnh và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh tại chùa.

Phát biểu ý kiến tại lễ hội Quan Âm truyền thống Chùa Vĩnh Thái, đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; và Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã nhấn mạnh: những năm qua Chùa Vĩnh Thái và bà con Phật tử đã kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết – hòa hợp – thống nhất – tiếp nối thành quả Phật sự trong thời kỳ đổi mới và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia tích cực các cuộc vận động, các phong trào thi đua xây dựng quê hương, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; cuộc vận động ngày vì người nghèo; phong trào tương thân tương ái; công tác từ thiện nhân đạo…

IMG-2559.JPG

Đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện và Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa kêu gọi các vị chức sắc và bà con Phật tử nêu cao tinh thần đoàn kết, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa với đồng bào các tôn giáo khác và các tầng lớp nhân dân trong huyện, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh; tăng cường đồng thuận xã hội, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, cùng nhau sống trong đoàn kết, hòa hợp, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện hơn nữa phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”; tich cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng quê hương Nông Cống giàu đẹp, văn minh.

IMG-2558.JPG

Nhân dịp này Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện cùng đánh hồi chuông và hồi trống khai hội Lễ hội truyền thống Quan Âm Chùa Vĩnh Thái.

LỄ HỘI QUAN ÂM TRUYỀN THỐNG CHÙA VĨNH THÁI XÃ HOÀNG GIANG

Đăng lúc: 03/01/2024 00:00:00 (GMT+7)

Ngày 10-3 (tức ngày 19 tháng 2 âm lịch), Chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang tổ chức Lễ hội Quan Âm truyền thống.

Tới dự có Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa; Đại đức Thích Nguyên Phong, Chánh Thư ký, Chánh Văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Thanh Hóa. Về phía huyện Nông Cống có các đồng chí: Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; Nguyễn Thị Hoàng Nga, Ủy viên BTV huyện ủy; Phó Chủ tịch HĐND huyện; đại diện UB MTTQ, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện; cán bộ và nhân dân xã Hoàng Giang cùng đông đảo các tăng ni, phật tử, du khách thập phương.

IMG-2528.jpg


Chùa Vĩnh Thái được xây dựng vào cuối thể kỷ XVI. Chùa tọa lạc bên dãy núi Hoàng Nghiêu hùng vĩ. Chùa có khuôn viên rộng, được xây dựng theo hình chữ Công có 9 gian, 3 dãy kế tiếp. Chùa Vĩnh Thái ngày ấy nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, cảnh quan Chùa hài hòa, đẹp mắt rợp bóng cây xanh. Trước chùa có hồ sen giếng nước, có 2 cây đa bao trùm, từ sân lên chùa có nhiều bậc thềm đá.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, Chùa Vĩnh Thái là nơi che dấu các chiến sỹ hoạt động cách mạng như: đồng chí Đào Duy Kỳ, Quyền xứ ủy Trung kỳ. Đặc biệt năm 1939 - 1941 đồng chí Nguyễn Văn Linh (tức Mười Cúc), đồng chí Nguyễn Kim Thành (tức nhà thơ Tố Hữu) đã từng hoạt động ở mái chùa này.

Trong những năm chiến tranh ác liệt, chùa toạ lạc gần cầu Vạy và ga Yên Thái - là những huyết mạch giao thông do vậy mà bom đạn Mỹ nhiều năm liền đã cày xới trên mảnh đất này. Chùa Vĩnh Thái gần như bị san phẳng và có một thời gian bị lãng quên.

Đến năm 1999 chùa được Giám đốc Sở Văn hóa ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cách mạng. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các nhà hảo tâm chùa đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và tăng ni, phật tử như: Đại hùng bảo điện, cổng tam quan, Từ đường phủ mẫu, đúc Đại hồng chung... Vào cuối năm 2018 đầu năm 2019 Chùa Vĩnh Thái được UBND huyện đầu tư kinh phí, cho phép mở rộng và trùng tu, tôn tạo một số hạng mục như: bãi đỗ xe, sân chơi thể thao, đường dạo và một số hạng mục cảnh quan khác trong chùa với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Các công trình được đầu tư xây dựngđáp ứng sự mong mỏi của đông đảo nhân dân địa phương và nhân dân vùng lân cận; Đồng thời tạo thuận lợi cho du khách gần xa mỗi khi đến vãn cảnh và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh tại chùa.

Phát biểu ý kiến tại lễ hội Quan Âm truyền thống Chùa Vĩnh Thái, đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; và Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã nhấn mạnh: những năm qua Chùa Vĩnh Thái và bà con Phật tử đã kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết – hòa hợp – thống nhất – tiếp nối thành quả Phật sự trong thời kỳ đổi mới và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia tích cực các cuộc vận động, các phong trào thi đua xây dựng quê hương, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; cuộc vận động ngày vì người nghèo; phong trào tương thân tương ái; công tác từ thiện nhân đạo…

IMG-2559.JPG

Đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện và Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa kêu gọi các vị chức sắc và bà con Phật tử nêu cao tinh thần đoàn kết, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa với đồng bào các tôn giáo khác và các tầng lớp nhân dân trong huyện, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh; tăng cường đồng thuận xã hội, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, cùng nhau sống trong đoàn kết, hòa hợp, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện hơn nữa phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”; tich cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng quê hương Nông Cống giàu đẹp, văn minh.

IMG-2558.JPG

Nhân dịp này Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự, Phó Ban pháp chế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Phạm Hồng Hạnh, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện cùng đánh hồi chuông và hồi trống khai hội Lễ hội truyền thống Quan Âm Chùa Vĩnh Thái.